Cạnh tranh Google_Tìm_kiếm

Microsoft, Yahoo! và nhiều nhà cung cấp khác liên tục chịu sự cạnh tranh của Google Search. Kể từ khi ra đời năm 1997, Google Search đã dần dần vươn lên và chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần tìm kiếm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên tại các quốc gia không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, các đối thủ của Google lợi dụng được thế mạnh ngôn ngữ này, để vươn lên chiếm đa số thị phần, như Baidu tại Trung Quốc, Naver tại Hàn Quốc, Justdial tại Ấn Độ, Yandex tại Nga... Ở Việt Nam, Cốc Cốc, công cụ tìm kiếm tiếng Việt đang trong thế cạnh tranh với Google bằng cơ sở dữ liệu hơn 2,1 tỷ trang web, trong đó số lượng dữ liệu từ tên miền ".vn", ".com.vn" nhiều gấp hai lần so với Google. Cốc Cốc sở hữu lợi thế cạnh tranh ở khả năng phân tích xử lý ngôn ngữ tiếng Việt với các đặc điểm riêng như dấu, âm tiết, từ đồng âm, phân tách từ ngữ và các từ viết tắt. Bên cạnh đó là các tính năng được phát triển riêng cho thị trường Việt Nam, bao gồm tìm kiếm địa điểm, giải toán, giải hóa,... Tuy nhiên công cụ tìm kiếm này vẫn còn quá mới người dùng Việt Nam và vẫn hơn 90% người dùng Internet Việt Nam sử dụng Google thường ngày. Vì vậy việc cạnh tranh của Sóc Bay,... đa số đều đã phải đóng cửa hay loại bỏ tính năng tìm kiếm đi vì không nhiều người sử dụng. Việc Cốc Cốc chiếm được 10% thị trường là điều rất khó khăn.[5]

Thị phần

Google Search chiếm gần như tuyệt đối thị phần tìm kiếm trên Internet nhờ có lượng máy chủ khổng lồ, công nghệ tốt. Theo dữ liệu của hãng phân tích Internet StatCounter công bố ngày 4 tháng 8 năm 2009, Tổng thị phần tìm kiếm Yahoo! và Microsoft sau khi kết hợp chiếm 20,36% thị trường ở Mỹ, Google 77,54%.[6]

Tại Việt Nam, thị phần tìm kiếm cũng bị Google thống trị với con số gần như tuyệt đối, tuy nhiên các công cụ tìm kiếm của người Việt với những lợi thế riêng vẫn đang nỗ lực như Sóc bay, La bàn... và gần đây nhất là Cốc Cốc. Cú lội ngược dòng của Cốc Cốc đã thu hút không ít sự chú ý của báo chí nước ngoài như CNN, AP,...[7]